Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2012

Danh lam thắng cảnh tỉnh Hậu Giang

Thời gian truy cập: 18 giờ 35 phút ngày 07 tháng 7 năm 2012
Địa chỉ: http://dulichhaugiang.com/Tourist/Cho-noi-Nga-Bay---Phung-Hiep-40.vi.html#dcth
Nội dung:

CHỢ NỔI NGÃ BẢY – PHỤNG HIỆP


Cập nhật 16/12/2010, 16:10


Chợ nổi ở phường Ngã Bảy, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. Ttrước kia chợ thuộc địa bàn thị trấn Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp, nên còn có tên là chợ nổi Phụng Hiệp. Chợ cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 30 km, trên ngã bảy Phụng Hiệp - nơi 7 tuyến sông gặp nhau là: Cái Côn, Búng Tàu, Mang Cá, Sóc Trăng, Lái Hiếu, Xẻo Môn, Xẻo Dong.



  Chợ nổi Ngã Bảy - Phụng Hiệp

          Chợ nổi Ngã Bảy là một trong những chợ nổi nhộn nhịp và nổi tiếng nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Ẩn sâu trong chợ nổi chính là tầng sâu văn hoá bản địa không chỉ riêng của Hậu Giang mà là hồn của cả vùng sông nước Cửu Long. Hồn sông chính là chợ nổi bởi nó lưu dấu bước chân tiền nhân, nối quá khứ với hiện tại; thói quen, tập quán, tâm linh và là sáng tạo văn hoá kinh tế thương hồ của ông cha đã hơn thế kỷ trên vùng đất mới. Ngày nay, chợ nổi Ngã Bảy còn xuất hiện trên hầu hết các Website du lịch, sách hướng dẫn du lịch trong và ngoài nước.

* Lịch sử
          Ra đời vào khoảng năm 1915, trên một đoạn sông mênh mông rẽ về 7 ngã. Người Pháp đã bỏ ra 10 năm đào 7 con kênh xáng để tỏa đi khắp mọi hướng. Nơi đây trở thành đầu mối giao thông thủy lớn nhất Nam Kỳ thời ấy - người Pháp thường gọi Ngã Bảy là “Ngôi sao Phụng Hiệp”. Từ các ngã, thuyền bè tấp nập tụ về đây. Hàng hoá của chợ cũng đa dạng và phong phú không kém những ngôi chợ bình thường khác. Bao nhiêu năm qua, Ngã Bảy là chợ tổng hợp, mua bán sỉ, lẻ đủ loại hàng hoá mang đặc trưng, sắc màu của miền sông nước Tây Nam Bộ.
          Từ năm 2002, chợ nổi Ngã Bảy không còn nữa, với lý do đảm bảo an toàn giao thông đường thủy, người ta đã di dời chợ về vị trí mới trên kênh Cái Côn, gọi là chợ nổi Ba Ngàn. Việc thay đổi này bước đầu gây nên sự không đồng tình trong dư luận. Vị trí chợ Ba Ngàn không thuận tiện cho lưu thông như chợ Ngã Bảy. Hơn nữa tên chợ Ngã Bảy đã gắn liền với tên đoạn sông nơi họp chợ và đã trở thành thương hiệu du lịch nổi tiếng của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Nhiều khách du lịch tỏ ra thất vọng với ngôi chợ mới, giới thương hồ và người dân cũng không mặn mà với chợ Ba Ngàn…

* Nét đẹp văn hoá sông nước
          Muốn tham quan chợ nổi Ngã Bảy, khách có thể thuê vỏ lãi. Tại bến đò, nhiều chiếc đò nhỏ chở từ 3 - 4 khách đi chợ nổi. Đò rời bến, phong cảnh chợ nổi thật đẹp hiện ra trong sương sớm. Cảnh sinh hoạt của người dân Ngã Bảy diễn ra thật sinh động, thú vị. Hàng trăm ghe, tàu lớn nhỏ đậu san sát nhau. Chợ nổi Ngã Bảy là chợ đầu mối chuyên mua bán sỉ các loại trái cây, hàng nông sản của địa phương. Hàng hoá tập trung ở đây với số lượng lớn. Mỗi mặt hàng đã được phân loại cho đồng đều về chất lượng, kích cỡ và đóng vào thùng giấy. Nếu như dân địa phương và các vùng lân cận thường sử dụng các ghe, xuồng chở các mặt hàng nông sản đến đây tiêu thụ, thì những ghe có trọng tải lớn là của thương lái thu mua trái cây tỏa đi khắp nơi.
          Hòa mình vào không khí nhộn nhịp của buổi chợ, du khách có thể quan sát, tìm hiểu sinh hoạt của những gia đình thương hồ với nhiều thế hệ chung sống trên ghe. Có những chiếc ghe như “nhà di động” trên sông nước với những chậu trồng hoa kiểng, nuôi các loài vật, ghe nào cũng đầy đủ các phương tiện sinh hoạt trông rất bắt mắt và có cả xe gắn máy đậu trên ghe. Âm thanh chợ nổi bao gồm tiếng máy nổ, chèo khua nước, sóng vỗ vào mạn thuyền. Người buôn bán ở chợ nổi thường không rao hàng, bởi họ đã “bẹo” hàng trước mũi ghe, xuồng cho biết đang bán cái gì. Góp phần cho chợ nổi thêm sinh động được thể hiện qua những chiếc ghe nhỏ bán thức ăn, phục vụ nhu cầu cho giới thương hồ... Các ghe dịch vụ thường nhỏ gọn, len lỏi để áp sát ghe lớn bán hàng. Muốn biết cảm giác ăn sáng trên sông nước chập chờn, bạn cũng sẽ được phục vụ với giá cả bình dân. Trên chuyến tham qua, du khách sẽ có dịp biết thêm về làng nghề truyền thống đóng ghe tàu ở phường Hiệp Thành, làng nghề đan lát, vườn cây ăn trái ở xã Đại Thành, Tân Thành và tham quan Khu sinh thái Lung Ngọc Hoàng.

* Định hướng cho tương lai
          Chợ nổi Ngã Bảy là một điểm dừng chân lý tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hiện nay, tỉnh Hậu Giang vẫn chưa có cơ quan chuyên trách quản lý và quảng bá cho du lịch chợ nổi, cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch còn hạn chế, đa phần các tour du lịch từ nơi khác họ tự đến rồi tự đi... không có người hướng dẫn, không bến đỗ xe, không nơi bán hàng lưu niệm và không có chỗ nghỉ, nên ít khi du khách dừng lâu.
          Thị xã Ngã Bảy xác định chọn thương mại, dịch vụ và du lịch là mũi nhọn để phát triển. Muốn khai thác du lịch ở đây điểm nhấn vẫn là chợ nổi. Thị xã đang kêu gọi đầu tư xây dựng các mô hình vui chơi giải trí, tạo điều kiện để du khách được hòa mình vào cuộc sống sinh hoạt của người dân vùng sông nước; phát triển các mặt hàng lưu niệm, đặc sản và ngành nghề truyền thống để mang lại hiệu quả trong kinh doanh du lịch chợ nổi...nhằm phục vụ du khách được tốt hơn, đồng thời cũng là động lực để phát triển du lịch địa phương.

Danh Lam Thắng Cảnh tỉnh Hậu Giang


Thời gian truy cập: 18 giờ 25 phút ngày 07 tháng 7 năm 2012
Địa chỉ:
Nội dung:

DI TÍCH CHIẾN THẮNG TẦM VU



Cập nhật 11/01/2011, 09:43
     Khu di tích lịch sử Tầm Vu tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, cách thành phố Cần Thơ 17 km về hướng Tây Nam theo quốc lộ 61. Đây là khu di tích lịch sử kết hợp với du lịch sinh thái nổi tiếng của tỉnh Hậu Giang. Di tích đã được Bộ Văn hoá - Thông tin của Việt Nam (nay là Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch) ra Quyết định số 154.VH/QĐ, ngày 25-01-1991 công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

 Tượng đài chiến thắng Tầm Vu

Tầm Vu là nơi diễn ra nhiều trận đánh quan trọng trong lịch sử cách mạng địa phương những năm đầu chống Pháp. Trận đánh thứ nhất ở Tầm Vu diễn ra vào ngày 20-01-1946 do ông Nguyễn Đăng chỉ huy quân cách mạng giết chết đại tá Dessert - một trong 5 sĩ quan cao cấp của Pháp trên chiến trường Đông Dương. Trận đánh thứ hai diễn ra vào ngày 12-11-1946 dưới sự chỉ huy của ông Ngô Hồng Giỏi, quân cách mạng đã phục kích và đánh bại một tốp quân Pháp. Trận đánh thứ ba diễn ra vào ngày 03-05-1947, do khu bộ trưởng Huỳnh Phan Hộ chỉ huy quân cách mạng tấn công vào một đoàn xe chở lính Pháp, tiêu diệt quân Pháp và cướp súng. Trận Tầm Vu IV diễn ra vào ngày 19-04-1948 dưới sự chỉ huy của chi bộ trưởng Trương Văn Giàu và tham mưu trưởng Võ Quang Anh, quân cách mạng cướp được khẩu đại bác 105 ly của Pháp đầu tiên trên chiến trường Nam Bộ. Sự kiện này còn được nhắc lại qua gai thoại Trâu kéo pháo, hiình ảnh hào hùng của những người chiến sĩ cách mạng chân đất đã làm nên lịch sử oai hùng của dân tộc và được khắc họa qua ca khúc “Chiến thắng Tầm Vu” nhạc của Đức Nhẫn, lời của Quốc Hương.

Tầm Vu đã được tỉnh Hậu Giang đầu tư xây dựng thành khu di tích lịch sử kết hợp với du lịch sinh thái nhằm phục vụ du khách gần xa. Ở đây có tượng đài chiến thắng cao 8 m sừng sững nổi lên giữa những thảm lúa xanh mơn mởn, vườn cây ăn trái ngút ngàn. Khu du lịch xanh với những nét bản sắc văn hoá, truyền thống của địa phương, nhiều nhóm động vật quý hiếm và một hệ sinh thái cây ăn trái nhiệt đới phong phú. Đến đây bạn còn được tìm hiểu về chiến thắng lịch sử Tầm Vu và những phong tục tập quán của người dân miền Tây Nam Bộ.



Danh Lam Thắng Cảnh Tỉnh Hậu Giang

Thời gian truy cập: 18 giờ 05 phút ngày 07 tháng 7 năm 2012
Nội dung:
LUNG NGỌC HOÀNG
 
Cập nhật 11/01/2011, 10:14
   Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng là di sản cuối cùng của hệ sinh thái tự nhiên thuộc xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp. Nơi đây vốn là vùng đồng bằng ngập nước rộng lớn trải dài từ phía tây sông Hậu tới tận U Minh và được đánh giá là một trong những điểm quan trọng trên bản đồ đất ngập nước của Việt Nam
   Lối đi trong Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng

        Đến Hậu Giang, bạn đi qua thị trấn Cây Dương khoảng 5km là tới khu bảo tồn này, thuộc xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Vùng này trước kia rất nhiều lau sậy nhưng nay đã có đường tráng nhựa phẳng phiu, cây xanh rợp bóng và xa xa là những cánh rừng tràm với một màu xanh quyến rũ.

       Tổng diện tích của khu bảo tồn là 280.535ha. Nơi đây được chú trong phát triển loại hình du lịch sinh thái để góp phần bảo vệ các loài sinh vật bản địa, đặc biệt là các loài động vật quý hiếm, tái tạo các mẫu sinh cảnh cuối cùng còn sót lại của vùng đồng bằng ngập nước phía tây sông Hậu này.

       Hiện nay, khu bảo tồn thiên đã có 1.461ha rừng tràm và một số ít xà cừ, keo tai tượng, keo lai. Bên cạnh đó còn có 315 ha lung bàu với nhiều loại cá rô, cá lóc, cá bông, trê trắng, thác lác. Đặc biệt là một hệ thực vật đa dạng và một quần thể động vật vô cùng phong phú, gồm trên 200 loài, nhiều nhất là chim nước với 135 loài trong đó có các giống quý hiếm như: bạc má, nhơn sen, già đãy, vạc...Mỗi bầy có đến hàng ngàn con luôn ẩn nấp trong những cánh rừng xanh um.

       Có thể nói, nơi đây là một vùng du lịch sinh thái lý tưởng, với không gian êm ả và thanh bình sẽ mang đến cho du khách những niềm vui trọn vẹn.

Danh Lam Thắng Cảnh tỉnh Hậu Giang

Thời gian truy cập: 17 giờ 50 phút ngày 07 tháng 7 năm 2012
Nội dung:
ĐỀN THỜ BÁC HỒ

Cập nhật 11/01/2011, 14:04


Đền thờ Bác Hồ xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang

            Từ trung tâm thị trấn Long Mỹ theo đường liên xã qua Thuận Hưng, Xà Phiên sẽ đến xã Lương Tâm là nơi di tích đền thờ Bác Hồ. Di tích được xây dựng trên vùng đất phía Bắc nơi ngã tư của hai con kinh Long Mỹ II và Năm Căn giao nhau; cách thị trấn Long Mỹ 21 km; cách TP Cần Thơ 78 km về phía Tây Nam.
  

Nhân dân miền Nam nói chung, nhân dân Hậu Giang, Long Mỹ nói riêng, hình ảnh của Bác Hồ kính yêu ở trong trái tim, khối óc của mỗi người dân, tuy xa thủ đô Hà Nội hàng nghìn cây số nhưng luôn hướng về Bác Hồ và thủ đô mến yêu với niềm tin vững chắc để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược. Khi nghe tin Bác qua đời ngày 03/9/1969 là nỗi đau chung, sự tổn thất lớn lao đối với cả dân tộc Việt Nam; nhất là nhân dân miền Nam chưa kịp rước Bác vào thăm.

          Để đền đáp công ơn trời biển của Bác và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân xã Lương Tâm; Đảng bộ xã, do đồng chí Lữ Minh Chánh (Hai Chánh), Bí thư Đảng ủy xã đã quyết định lập bàn thờ Bác ngay tại Văn phòng Đảng ủy xã. Đồng chí Lê Văn Thống, ủy viên, thư ký được giao nhiệm vụ phóng ảnh Bác lập bàn thờ và may băng tang để tổ chức lễ truy điệu. Ngày hôm sau lễ truy điệu được tổ chức trọng thể với sự có mặt đông đủ của các đồng chí lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể xã, ấp, các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương đóng quân gần cơ quan xã, cùng đông đảo bà con trong xã đến đự lễ với nỗi đau buồn vô hạn, tưởng niệm, ghi lòng tạc dạ về công ơn trời biển của Bác và hứa với Bác quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

          Hưởng ứng lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ương Đảng - biến đau thương thành hành động cách mạng, quân dân Hậu Giang đã liên tục tấn công địch trên khắp các địa bàn trong tỉnh. Trong tuần lễ để tang Bác, quân dân tỉnh Hậu Giang mở đợt tấn công vào 34 mục tiêu quân sự, tiêu diệt gần 400 tên địch. Chỉ tính riêng xã Lương Tâm, quân dân ta đã tiêu diệt đồn: Vàm Cấm, đồn Tô Ma, đồn Đường Đào (bị đánh thiệt hại nặng). Trên 40 tên địch đền tội và nhiều tên khác bị thương.

          Ngay sau ngày Quốc tang, các đồng chí lãnh đạo và một số đồng chí lão thành cách mạng, các vị bô lão trong xã đã bàn bạc đi đến quyết định: xây dựng Đền thờ Bác tại ấp 3, ngã tư lộ xe. Đây là nơi thuận lợi nhất để mọi người dân trong xã và các khu vực dễ dàng đến viếng Bác bằng cả đường thủy và đường bộ. Trong quá trình chuẩn bị thì địch tổ chức phản kích ác liệt, mở nhiều cuộc càn quét qui mô vào vùng này và địa điểm xây dựng đền thờ Bác là nơi giao điểm pháo của địch ở các nơi bắn vào. Cuối cùng Đảng

          Mùa hè năm 1972, Mỹ ngụy mở nhiều đợt càn quét qui mô, tập trung bom pháo đánh phá ác liệt địa bàn Long Mỹ. Cơ quan Đảng ủy xã bị bom pháo Mỹ đánh sập phải dời đi nơi khác, bàn thờ của Bác được lập lại và tổ chức các ngày lễ kỷ niệm Bác giữ đúng hằng năm (ngày sinh nhật, lễ giỗ và Tết Nguyên đán). Ngoài ra, nhân dân trong vùng thờ Bác và tổ chức lễ giỗ tại nhà, như gia đình ông Nguyễn Văn Tòng ở ấp 6, xã Vĩnh Viễn. Lễ giỗ Bác tổ chức ở đây bình dị nhưng rất trang trọng, có đây đủ con cháu trong nhà và bà con xóm giềng đến cúng. Tưởng niệm Bác. Ở thị xã Vị Thanh (tỉnh lỵ Chương Thiện) bà Trần Thị Láng người Hoa, tổ chức lễ giỗ Bác công khai trong vùng giặc kìm kẹp, xem là ''cúng cơm ông tổ''...

Sau ngày hòa bình, từ nguyện vọng tha thiết của Đảng bộ và nhân dân xã Lương Tâm, mong muốn xây dựng lại đền thờ Bác Hồ ở vị trí đã dự kiến trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, tại ngã tư lộ xe, ấp 3, xã Lương Tâm, được Huyện ủy, Ủy ban Nhân dân huyện Long Mỹ và Sở Văn hóa Thông tinh tỉnh Hậu Giang chấp thuận, các ngành, các cấp và nhân dân trong và ngoài địa phương tích cực đóng góp tiền, công sức, với tấm lòng kính yêu Bác và đây là công trình “uống nước nhớ nguồn'' thiết thực chào mừng kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác.

          Ngày 2-9-1990, nhân dân và các ban, ngành trong và ngoài tỉnh như Bạc Liêu, Kiên Giang đã tổ chức trọng thể lễ khánh thành đền thờ Bác và rước ảnh Bác từ cơ quan Đảng ủy xã LươngTâm về đền thờ (cách 3 km). Từ đó cứ đến các ngày kỷ niệm: 30-4, 19-5, 2-9, tết Dương lịch và tết Nguyên đán nhân dân Hậu Giang và các tỉnh vùng lân cận đều tổ chức hành hương về nguồn, trở thành ngày truyền thống hằng năm.

          Đền thờ Bác được xây dựng năm 1990, với qui mô nhỏ không đủ sức chứa đông đảo nhân dân các nơi đến hành hương viếng Bác trong các dịp lễ hội. Do đó được Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Cần Thơ (cũ) cho phép xây dựng mở rộng khu đền thờ Bác, kết hợp với sinh hoạt văn hóa, thể thao, hình thành một trung tâm giáo dục truyền thống và sinh hoạt văn hóa của nhân dân trong vùng. Quy hoạch tổng thể khu đền thờ mới gần 2 hecta, gồm có 7 hạng mục công trình.

Đền thờ Bác được xây mới cách đền cũ 50 mét về phía kiến trúc mang tính dân tộc, trang trọng, tôn kính.

          Nhân kỷ niệm lần thứ 106 ngày sinh của Bác (19-5-1890 - 19-5-1996), các đồng chí lãnh đạo tỉnh, huyện và nhân dân xã Lương Tâm, địa phương các tỉnh lân cận đã long trọng tổ chức lễ khánh thành khu đền thờ Bác mở rộng và rước tượng Bác về đền thờ mới rất trọng thể.

          Nhân kỷ niệm lần thứ 107 ngày sinh của Bác (19-5-1890 - 19-5-1997) Tỉnh ủy, ủy ban Nhân dân tỉnh Cần Thơ (cũ) tiếp tục cho xây dựng nhà trưng bày thời niên thiếu và cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác. Đây là hạng mục thứ hai sau đền thờ, trong số 7 hạng mục của tổng thể khu di tích.

          Từ năm 1990 đến năm 2010, bình quân mỗi năm có từ 35.000 đến 40.000 lượt người đến viếng tưởng niệm công đức của Người. Nhân các ngày lễ hội đều tổ chức nhiều hình thức hoạt động văn hóa - thể thao vui chơi giải trí cho nhân dân địa phương và các xã lân cận tỉnh bạn. Đây trở thành một công trình tưởng niệm Bác; đồng thời là trung tâm văn hóa - thể thao của nhân dân trong vùng. 
          Với ý nghĩa đó, Bộ Văn hóa - Thông tin ra quyết định số 02.QĐ/BT, ngày 07-01-2000 công nhận Đền thờ Bác Hồ ở xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia 

Danh Lam Thắng Cảnh tỉnh Hậu Giang

Thời gian truy cập: 17 giờ 30 phút ngày 07 tháng 7 năm 2012
Địa chỉ: http://dulichhaugiang.com/Tourist/Ve-Tay-Do-145.vi.html#dcth
Nội dung:

VỀ TÂY ĐÔ

Cập nhật 06/10/2011, 15:00

     XTDLHG - Tọa lạc trên diện tích rộng lớn 17,2ha thuộc địa phận ấp Tân Long A, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp lại thêm vị trí địa lý thuận lợi nằm cạnh quốc lộ 61 cách TP.Cần Thơ 27km và TP.Vị Thanh 32km Trung tâm vui chơi sinh thái Tây Đô hiển nhiên đã trở thành một địa điểm tham quan, vui chơi giải trí hết sức lý tưởng cho du khách thập phương khi có dịp quá cảnh đến Hậu Giang.


Khu vui chơi sinh thái Tây Đô

Với đa dạng sản phẩm du lịch và nhiều loại hình dịch vụ vui chơi giải trí hấp dẫn dành cho mọi đối tượng du khách từ cao niên, trung niên đến thanh thiếu niên nên hàng năm vào những dịp Lễ Tết nơi đây đón hàng chục ngàn lượt khách ghé thăm.

Đến với Trung tâm vui chơi sinh thái Tây Đô du khách có dịp thỏa thích được đắm mình trên những chiếc xuồng ba lá luồng lách qua các kênh rạch nhỏ chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên đậm nét hoang sơ nhưng hữu tình cùng với không khí trong lành, thoáng đãng sẽ mang lại cho du khách một cảm giác thoải mái, thư thái đến lạ sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Ngoài ra, du khách nào yêu thích động vật thì có thể đến với vườn bách thú thu nhỏ tham quan, ngắm nhìn những thú nuôi hoang dã nhưng hết sức đặc trưng mà chỉ có ở Trung tâm vui chơi sinh thái Tây Đô.

Với nhiều hòn non bộ mang hình điềm lành hội tụ: Long, Phụng, Trâu, Voi, Nai, công viên hoa kiểng, tranh tượng cổ tích, hồ cá cảnh và rất nhiều khu nhà rông Nam bộ phục vụ ăn uống với các món đặc sản đồng quê vừa ngon giá cả lại bình dân do những đầu bếp lành nghề chế biến theo yêu cầu của du khách.

Đến đây du khách còn được thưởng lãm nhiều điều kỳ thú từ thiên nhiên: Cảnh đẹp thanh bình nơi thôn dã, các lều võng, chòi nghỉ được bố trí dưới vườn cây ăn trái bốn mùa trĩu quả, quý khách có thể tận hưởng vị ngon ngọt và nhấm nháp ly nước mát lạnh với những phút giây tĩnh lặng ấm áp, hạnh phúc bên cạnh bạn bè, người thân.

Bên cạnh đó, Trung tâm vui chơi sinh thái Tây Đô còn có cả một hệ thống phòng nghỉ, khách sạn sạch đẹp, đầy đủ tiện nghi cùng với các trò chơi thư giãn về đêm như thi cờ tướng, bida, karaoke, khu sân khấu với các nhóm đờn ca tài tử luôn sẵn sàng phục vụ quý khách.

Trong thời gian tới, nơi đây còn được quy hoạch, phát triển thêm một số khu chức năng dành cho du lịch như hình thành phiên chợ đêm, làng nghề, các khu homestay, khu trồng rau sạch, khu ẩm thực đặc biệt là gánh hàng rong của các dân tộc chăm, Hoa, Khơme, Việt cổ,…Song song, Ban quản lý sẽ củng cố lại bộ máy tổ chức, nguồn nhân lực trong du lịch sao cho thật chuyên nghiệp, lành nghề. Đồng thời, tăng cường quảng bá, quảng cáo dưới hình thức phát tờ rơi, tham gia các đoàn Famtrip giới thiệu sản phẩm du lịch cho Tây Đô, lập trang website riêng, xây dựng đĩa CD phóng sự về Tây Đô trình chiếu trên các Đài PTTH và gửi đến một số tỉnh nhờ hỗ trợ quảng bá. Ngoài ra, Ban quản lý còn dự kiến ký kết hợp tác với các đơn vị bạn liên kết thành tour, tuyến đưa khách đến Tây Đô và phối hợp với Tỉnh đoàn, Liên đoàn Lao động, Trường học thực hiện những chuyến du lịch dã ngoại, cấm trại, về nguồn…Mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước liên doanh hợp tác để xây dựng thêm cơ sở hạ tầng với nhiều loại hình phong phú, trò chơi mới lạ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, góp phần phát triển du lịch sinh thái miệt vườn để thu hút du khách trong và ngoài tỉnh.

Trung tâm vui chơi sinh thái Tây Đô – nơi của sự gặp gỡ, hò hẹn, nơi dành cho thư giãn, giải trí và tham quan, nơi tìm lại chính mình, tìm lại không gian mát mẻ, đất lành trái ngọt. Đến đây du khách sẽ sở hữu một thế giới riêng, sỡ hữu một chuyến du lịch dã ngoại với cảm giác “ấn tượng khó phai” mà Tây Đô mang lại. Đồng thời được phục vụ bởi đội ngũ nhân viên ân cần, chu đáo, vui vẻ, lịch thiệp, thân thiện và hiếu khách. Trung tâm vui chơi sinh thái Tây Đô luôn dang tay chào đón du khách gần xa.

Huỳnh Bích

 

Bản đồ của tỉnh Hậu Giang


Thời gian truy cập: 17 giờ 05 phút ngày 07 tháng 7 năm 2012
Nội dung :




Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Hậu Giang


Thông tin về dân số tỉnh Hậu Giang


Thời gian truy cập: 16 giờ 40 phút ngày 07 tháng 7 năm 2012
Địa chỉ:  http://www.haugiang.gov.vn
Nội dung:
THÔNG TIN VÈ DÂN SỐ TỈNH HẬU GIANG

Dân số (29/7/2007)
Năm 2006, dân số đạt 799.114 người, mật độ 497 ng/km2. Mức tăng từ 1,07 - 1,11%/năm. Sự gia tăng dân chủ yếu là tăng cơ học, dân thành thị là 132.406 người, chiếm 17%. Số dân sống dựa vào nông nghiệp chiếm 41,4%. Dân số sống bằng nghề phi nông nghiệp là 58,6%.



 Bảng thống kê  về dân số - lao động (13/12/2007, 16:42) (GMT+7)


Kế hoạch
2007
Thực hiện
2005
Thực hiện
2006
Ước tính
2007


A. Dân số trung bình (người)
810,000
791,430
796,899
802,797

 I. Chia theo khu vực
810,000
791,430
796,899
802,797

  1. Thành thị
...
123,461
132,038
159,395

  2. Nông thôn
...
667,969
664,861
643,402

 II. Chia theo giới tính
810,000
791,430
796,899
802,797

  1. Nam
...
389,367
394,139
397,467

  2. Nữ
...
402,063
402,760
405,330

 III. Chia theo huyện
810,000
791,430
796,899
802,797

  1. Thị xã Vị Thanh
...
71,832
72,349
73,052

  2. Thị xã Ngã Bảy
...
61,859
62,225
62,631

  3. Huyện Châu Thành A
...
102,157
102,942
103,625

  4. Huyện Châu Thành
...
83,965
84,600
85,429

  5. Huyện Phụng Hiệp
...
208,089
209,399
210,089

  6. Huyện Vị Thủy
...
98,650
99,340
100,248

  7. Huyên Long Mỹ
...
164,878
166,044
167,723

B. Tỷ lệ tăng dân số (‰)





  - Tỷ lệ tăng tự nhiên
12.76
13.26
13.16
12.39

  - Tỷ lệ sinh
...
19.38
17.98
17.09

  - Tỷ lệ tử
...
6.12
4.82
4.70

C. Lao động (người)
...
525,255
567,790
569,837

 I. LĐ tham gia các ngành KTQD
...
419,575
433,744
436,218

   Trong đó:





   - Nông, Lâm nghiệp, Thuỷ sản
...
328,671
327,489
325,418

   - Công nghiệp, Xây dựng
...
26,136
32,002
37,920

   - Thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng
...
37,721
43,431
45,217

 II. Lao động dự trữ
...
105,680
134,046
133,619

   Trong đó:





   - Nội trợ
...
36,786
53,777
54,208

   - Đi học
...
51,388
54,098
53,240












Tỷ lệ
Tỷ lệ
Tỷ lệ tăng



sinh
chết
tự nhiên



Fertility
Mortality
Natural growth



rate
rate
rate







Tổng số - Total












2003

15.30
4.50

10.80

2004

19.95
5.70

14.25

2005

19.38
6.12

13.26

2006

17.98
4.82

13.16

2007

17.09
4.70

12.39







Thành thị - Urban





2003

15.24
4.47

10.77

2004

19.71
5.55

14.16

2005

18.81
5.90

12.91

2006

17.46
4.80

12.66

2007

15.89
4.47

11.42







Nông thôn - Rural












2003

15.31
4.51

10.81

2004

19.99
5.73

14.27

2005

19.49
6.16

13.33

2006

18.14
4.84

13.30

2007

17.39
4.76

12.63

Tỷ lệ sinh, chết và tỷ lệ tăng tự nhiên dân số - Fertility, mortality and natural growth rate
31/7/2008, 8:21 (GMT+7)